
Vải tuyết mưa là gì? Những điều cần biết về chất vải này
VẢI PHƯỢNG THÚY
Thứ Tư,
09/07/2025
9 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải tuyết mưa là một loại vải tổng hợp được yêu thích trong ngành thời trang nhờ sự mềm mại, co giãn tốt và khả năng giữ phom áo quần. Vậy bạn đã biết vải tuyết mưa là gì? Đặc điểm và ứng dụng thực tế
của loại vải này chưa? Hãy cùng Vải Phượng Thúy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Vải tuyết mưa là gì?
Vải tuyết mưa là loại vải dệt kim tổng hợp thường được pha trộn từ polyester, rayon và spandex. Tên gọi "tuyết mưa" bắt nguồn từ hiệu ứng bề mặt của vải – có độ bóng nhẹ, mịn màng như có tuyết rơi nhẹ
hoặc mưa bụi phủ lên. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm mịn, mát tay, và co giãn nhẹ.
Đặc điểm của chất vải tuyết mưa
Sau khi đã biết “vải tuyết mưa là gì”, bạn có thắc mắc loại vải này có đặc điểm như thế nào không? Cùng Phượng Thúy tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé!
Ưu điểm
Đầu tiên phải kể đến đặc điểm nổi bật hay ưu điểm của chất tuyết mưa. Vì sao được nhiều người lựa chọn đến vậy?
- Mềm mại: Nhờ thành phần rayon và sợi tổng hợp được dệt mịn
- Co giãn nhẹ: Do sợi spandex, giúp ôm dáng nhưng không bó sát khó chịu
- Bề mặt mịn, mát: Cảm giác thoáng mát, phù hợp với khí hậu nóng ẩm
- Ít nhăn: Giữ phom quần áo tốt, không cần ủi nhiều
- Độ rũ vừa phải: Tại cảm giác thanh lịch, nhẹ nhàng
Nhược điểm
Dù vải tuyết mưa được ưa chuộng nhờ vẻ ngoài sang trọng, độ co giãn và dễ mặc, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm đáng lưu ý như sau:
- Khả năng thấm hút mồ hôi kém: Thành phần chính là polyester và rayon, không có sợi tự nhiên như cotton nên khả năng hút ẩm thấp. Khi vận động nhiều hoặc trời nóng, người mặc dễ cảm thấy bí bách
hoặc dính sát da gây khó chịu.
- Không phù hợp với thời tiết quá nóng; Dù mát tay khi sờ, nhưng trong điều kiện oi bức, vải tuyết mưa không thoáng khí bằng cotton hoặc linen. Điều này dễ gây cảm giác hầm nóng, đặc biệt nếu mặc trong thời gian dài.
- Ít lựa chọn về họa tiết in ấn: Vải tuyết mưa thường có bề mặt trơn, vải trơn là chủ yếu. Vì vậy, nếu bạn muốn may trang phục có họa tiết phức tạp, thì vải này khó in hoặc khó bám màu sắc như mong muốn.
- Co giãn nhưng không quá đàn hồi: Vải tuyết mưa co giãn 2 chiều nhẹ, chứ không phải loại thun co giãn 4 chiều. Khi may trang phục ôm sát (body), nếu chọn sai size hoặc cắt may không khéo, vải có thể bị
giãn, bai hoặc không ôm chuẩn cơ thể
Bảng màu vải tuyết mưa tại Vải Phượng Thúy
Hiện nay trên thị trường, bảng màu vải tuyết mưa rất đa dạng, phù hợp cho nhiều mục đích như may đầm công sở, váy dự tiệc, đồng phục spa, áo kiểu, quần ống rộng… Tuy nhiên, tùy theo nhà cung cấp và xưởng vải mà bảng màu có thể thay đổi đôi chút.
Tại Vải Phượng Thúy, chúng tôi cung cấp Tuyết mưa Nhật Nam loại 1 với các màu cơ bản như
- Vải tuyết mưa Nhật Nam màu đen:
- Bảng màu vải tuyết mưa Nhật Nam:
Ứng dụng thực tế của vải tuyết mưa là gì?
Vải tuyết mưa được ứng dụng linh hoạt và đa dạng mẫu mã trong thời trang. Một số ứng dụng tiêu biểu như:
- Quần tây, quần suông, ống rộng vải tuyết mưa
- Blazer chất tuyết mưa
- Váy xòe công sở, đi chơi
- Chân váy chữ A
- Áo kiểu
- Đồng phục spa, nhà hàng
Cách giặt ủi và bảo quản chất tuyết mưa
Để vải tuyết mưa luôn giữ được form dáng đẹp, không xù lông hay bạc màu, bạn nên lưu ý các điểm sau trong quá trình giặt ủi và bảo quản:
Giặt vải tuyết mưa đúng cách
-
Giặt tay là tốt nhất: Nhẹ nhàng vò bằng tay với xà phòng loãng, tránh chà mạnh hoặc vắt xoắn gây giãn sợi.
-
Nếu giặt máy: Hãy chọn chế độ giặt nhẹ (delicate), túi giặt và nước lạnh để tránh làm hỏng cấu trúc sợi.
-
Không dùng nước nóng: Vì nhiệt độ cao sẽ khiến vải mất độ co giãn và dễ xù lông.
Ủi vải tuyết mưa
-
Chỉ nên ủi ở nhiệt độ thấp đến trung bình, tốt nhất là lót một lớp vải mỏng lên trên khi ủi để tránh làm bóng mặt vải.
-
Tránh ủi trực tiếp bằng nhiệt cao vì có thể làm chảy sợi polyester.
Bảo quản vải tuyết mưa
-
Treo đồ thay vì gấp nếu là váy, áo dài để tránh nhăn và gãy nếp.
-
Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp lâu ngày khiến vải bị phai màu.
-
Không để chung với quần áo có khóa kéo, gai dính (velcro) vì dễ làm xước hoặc xù vải.
5 câu hỏi thường gặp về vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa có co giãn không
Câu trả lời là có. Vải tuyết mưa co giãn nhẹ 2 chiều, nhờ thành phần spandex hoặc polyester pha trộn. Tuy không co giãn mạnh như thun 4 chiều, nhưng đủ để tạo cảm giác thoải mái khi mặc, không gò bó.
Giá vải tuyết mưa bao nhiêu một mét
Trên thị trường giá vải tuyết mưa dao động khoảng 55.000 – 120.000 VNĐ/mét, tùy theo chất lượng sợi pha, nguồn gốc vải, nhà cung cấp & số lượng bạn mua sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tại Vải
Phượng Thúy, chúng tôi cung cấp vải tuyết mưa Nhật Nam loại 1 với giá bán lẻ 65.000đ/mét & áp dụng mức giá sỉ khi mua từ 30m trở lên. Đồng thời miễn phí giao hàng toàn quốc.
Chất tuyết mưa là gì
Chất tuyết mưa là loại vải tổng hợp dệt kim có thành phần chủ yếu gồm polyester, rayon và spandex, với bề mặt mềm mịn, nhẹ và có độ rũ tự nhiên. Bên cạnh đó chất tuyết mưa co giãn nhẹ & khá ít nhăn, phù
hợp với các nàng may đầm công sở mặc cả ngày, không có thời gian là ủi mà vẫn giữ được phom dáng trang phục.
Chất tuyết mưa mặc nóng không
Chất tuyết mưa tuy có đặc điểm là mịn và mát tay khi sờ, nhưng vải tuyết mưa không thấm hút mồ hôi tốt như cotton hay linen. Khi mặc lâu, đặc biệt vào mùa nóng hoặc hoạt động nhiều, có thể cảm thấy hơi bí hoặc nóng nhẹ.
>>> Gợi ý: Nên chọn thiết kế form rộng, thoáng, tránh mặc ôm sát nếu dùng trong thời tiết nóng.
Chất liệu vải tuyết mưa có tốt không
Câu trả lời là có. Vải này tốt trong phân khúc trung cấp. Vì đặc tính đứng dáng, co giãn nhẹ, dễ may, lên form chuẩn & giá thành hợp lý.
Kết luận
Qua bài viết trên chắc hẵn bạn đã biết "vải tuyết mưa là gì", ưu nhược điểm của vải cũng như các lý do nên chọn vải tuyết mưa rồi đúng không nào? Chúc bạn chọn mua được những tấm vải phù hợp với nhu cầu & sở thích cá nhân của mình. Nếu cần tư vấn thêm về vải, liên hệ ngay với Vải Phượng Thúy qua các kênh sau để được hỗ trợ nhanh nhất!
-
Địa chỉ: 4/11 Đồ Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
-
Hotline: 0917.774.515
-
Email: vaiaodaiphuongthuy@gmail.com
-
Website: https://vaiphuongthuy.com/
>>> Các bài viết liên quan: