
Vải sợi tổng hợp là gì? Các loại phổ biến bạn cần biết
VẢI PHƯỢNG THÚY
Thứ Năm,
20/03/2025
9 phút đọc
Nội dung bài viết
Trên thị trường hiện nay, vải làm từ sợi tổng hợp khá phổ biến và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam vì tính chất giá rẻ, dễ bảo quản cũng như đa dạng màu sắc để lựa chọn. Vậy vải sợi tổng hợp là gì? Ưu điểm & ứng dụng của loại vải này như thế nào. Hãy cùng Vải Phượng Thúy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Vải sợi tổng hợp là gì?
Vải sợi tổng hợp là gì?
Định nghĩa
Vải sợi tổng hợp là loại vải được tạo ra từ các sợi hoá học nhân tạo, thay vì từ các nguồn gốc tự nhiên như bông, lanh hay tơ tằm,… Loại vải này thường được tổng hợp từ các chất như polyester, spandex, nhựa hoá học và các hợp chất khác nhằm tăng độ bền, chống nhăn và đa dạng màu sắc.
Thành phần
Vải sợi tổng hợp được chế tạo từ nhiều loại chất hóa học khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
-
Polyester: Chống nhăn, chống phai màu và bền bĩ.
-
Nylon: Dày dăn, chống thấm nước và nhanh khô.
-
Acrylic: Mềm mại, điều hoà được nhiệt độ.
-
Spandex (Elastane): Co giãn tốt, phù hợp với quần áo thể thao.
-
Rayon: Giống vải tự nhiên, thoáng khí hơn nhưng vẫn giữ được độ bền.
Nguồn gốc
Sợi tổng hợp được phát triển từ những năm 1930, khi khoa học vật liệu tìm kiếm các loại vải có độ bền cao hơn so với sợi tự nhiên. Polyester và nylon là hai loại vải tổng hợp đầu tiên được sản xuất và đã trở thành những chất liệu quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may. Ngày nay, các loại vải tổng hợp ngày càng được cải tiến với nhiều đặc tính nổi bật hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ưu và nhược điểm của vải sợi tổng hợp
Ưu điểm của vải sợi tổng hợp
-
Độ bền cao: Vải sợi tổng hợp ít bị co rút hay nhã ra sau khi giặt. Kể cả khi bạn giặt máy.
-
Chống nhăn: Đa số vải tổng hợp không cần tốn thời gian là ủi quá nhiều. Giữ trang phục của bạn luôn phẳng phiu kể cả khi hoạt động cả ngày dài
-
Chống thấm nước và nhanh khô: Phù hợp với quần áo thể thao và ngoài trời.
-
Giá thành hợp lý: Thường rẻ hơn nhiều so với các loại vải có thành phần tự nhiên. Vì vậy khá phù hợp với nhu cầu may mặc tại thị trường Việt Nam.
Nhược điểm của vải tổng hợp
-
Thoát khí kém: Không hấp thụ mồ hôi tốt như vải tự nhiên. Do đó dễ gây cảm giác nóng bức khi mặc, nhất là những ngày nắng nóng & cơ thể đổ mồ hôi nhiều.
-
Dễ gây kích ứng da: Một số chất hoá học trong vải có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
-
Gây ô nhiễm môi trường: Sợi tổng hợp rất khó phân hủy, gây ô nhiễm khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó số lượng vải sản xuất mỗi năm khá lớn, đang là một bài toán khó nhằn với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
Để giảm thiểu rác thải thời trang & chung tay góp phần bảo vệ môi trường, mỗi chúng ta nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thời trang có nguồn gốc tự nhiên như lụa tơ tằm, vải linen, vải lanh,… hoặc các loại vải tái chế.
Các loại vải sợi tổng hợp phổ biến
Các loại vải sợi tổng hợp phổ biến
Polyester
Ưu điểm
-
Bền, chống nhăn, chống co rút.
-
Khả năng kháng nước tốt, không dễ thấm nước.
-
Ít phai màu, giữ màu sắc lâu dài.
-
Giá thành rẻ, dễ sản xuất.
Tính ứng dụng
-
Sử dụng rộng rãi trong quần áo thể thao, áo khoác, đồng phục.
-
Được dùng để sản xuất rèm cửa, chăn ga gối đệm.
-
Ứng dụng trong ngành công nghiệp nội thất và ô tô.
Lưu ý khi sử dụng
-
Không thoáng khí bằng sợi tự nhiên, dễ gây nóng khi mặc lâu.
-
Nên giặt bằng nước mát để duy trì độ bền.
-
Không là ở nhiệt độ cao để tránh làm hỏng kết cấu sợi.
Nylon
Ưu điểm
-
Độ bền cao, dẻo dai, ít bị mài mòn.
-
Không thấm nước, nhanh khô.
-
Trọng lượng nhẹ, mềm mại.
Tính ứng dụng
-
Thường dùng trong sản xuất quần áo thể thao, đồ bơi, tất vớ.
-
Ứng dụng trong sản xuất balo, túi xách, dù.
-
Dùng trong sản xuất lưới đánh cá, dây thừng.
Lưu ý khi sử dụng
-
Hấp thụ dầu mỡ dễ dàng, cần vệ sinh thường xuyên.
-
Có thể bị tĩnh điện, nên tránh mặc trong môi trường dễ cháy nổ.
-
Không chịu được nhiệt độ cao, cần giặt và là ủi ở mức nhiệt thấp.
Acrylic
Ưu điểm
-
Nhẹ, mềm mại, giữ ấm tốt.
-
Giống len tự nhiên nhưng bền hơn.
-
Chống nhăn, không bị co rút.
Tính ứng dụng
-
Được sử dụng trong sản xuất áo len, khăn choàng, mũ, găng tay.
-
Sử dụng trong ngành công nghiệp nội thất (bọc sofa, thảm trải sàn).
-
Ứng dụng trong các loại vải ngoài trời vì có khả năng chống tia UV.
Lưu ý khi sử dụng
-
Dễ bám bụi, cần giặt thường xuyên.
-
Dễ cháy hơn các loại vải tổng hợp khác, cần tránh xa nguồn nhiệt.
-
Có thể gây kích ứng da ở một số người có làn da nhạy cảm.
Spandex (Elastane)
Ưu điểm
-
Độ co giãn cực kỳ tốt, đàn hồi cao.
-
Ôm sát cơ thể, mang lại cảm giác thoải mái.
-
Không bị biến dạng sau nhiều lần giặt.
Tính ứng dụng
-
Được sử dụng trong đồ thể thao, đồ bơi, đồ tập gym.
-
Dùng làm quần áo lót, tất, quần áo co giãn.
-
Ứng dụng trong ngành công nghiệp y tế (băng quấn, đai hỗ trợ cơ thể).
Lưu ý khi sử dụng
-
Không nên giặt bằng nước nóng, tránh làm mất tính đàn hồi.
-
Hạn chế sử dụng máy sấy vì có thể làm vải bị co rút.
-
Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt.
Rayon
Ưu điểm
-
Mềm mại, nhẹ, thoáng khí hơn so với các loại sợi tổng hợp khác.
-
Có độ rủ tự nhiên, tạo cảm giác sang trọng.
-
Dễ nhuộm màu, cho màu sắc tươi sáng, bắt mắt.
Tính ứng dụng
-
Được sử dụng trong váy, áo sơ mi, quần âu, áo kiểu.
-
Dùng trong sản xuất vải lót cho vest, đầm dạ hội.
-
Ứng dụng trong ngành dệt nội thất (rèm cửa, chăn ga gối).
Lưu ý khi sử dụng
-
Dễ nhăn, cần bảo quản cẩn thận.
-
Dễ bị co rút khi giặt với nước nóng.
-
Không có độ bền cao như polyester hay nylon.
Kết luận
Vải sợi tổng hợp là một trong những loại vải phổ biến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như độ bền cao, chống nhăn và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, mỗi loại vải tổng hợp có ưu, nhược điểm riêng cũng như những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo chất lượng và độ bền lâu dài. Việc chọn lựa loại vải phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, thời tiết và tính chất của từng loại trang phục.
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này và biết cách sử dụng hiệu quả!
Xem thêm các bài viết liên quan: